Kiểm tra khả năng chịu sóng tràn của mái đê biển trồng cỏ với máy xả sóng

Hệ thống đê biển của Việt Nam đã được xây dựng dần dần qua một quá trình lâu dài, chủ yếu là bằng thủ công và dựa trên kinh nghiệm. Nhìn chung, cao trình đỉnh đê không đủ cao nên thường xuyên bị sóng tràn qua khi có bão hay thậm chí khi mực nước triều cao. Theo các tài liệu thống kê, phần lớn các sự cố đê đều bắt đầu từ xói lở mái trong gây nên bởi sóng tràn. Nhằm xác định độ bền và sự ổn định của mái trong trồng cỏ và nghiên cứu quá trình xói do sóng tràn gây ra, một số thí nghiệm hiện trường

Hệ thống đê biển của Việt Nam đã được xây dựng dần dần qua một quá trình lâu dài, chủ yếu là bằng thủ công và dựa trên kinh nghiệm. Nhìn chung, cao trình đỉnh đê không đủ cao nên thường xuyên bị sóng tràn qua khi có bão hay thậm chí khi mực nước triều cao. Theo các tài liệu thống kê, phần lớn các sự cố đê đều bắt đầu từ xói lở mái trong gây nên bởi sóng tràn. Nhằm xác định độ bền và sự ổn định của mái trong trồng cỏ và nghiên cứu quá trình xói do sóng tràn gây ra, một số thí nghiệm hiện trường đã được tiến hành trên đê thật với Máy xả sóng.

Trường Đại học Thủy lợi thực hiện nghiên cứu với sự hợp tác của trường Đại học Công nghệ Delft, Vương quốc Hà Lan.

MÁY XẢ SÓNG

Đối với vật liệu tự nhiên cấu thành nên mái trong đê biển như đất và cỏ, có thể nói là rất khó hay không thể thu nhỏ các đặc tính để đưa vào nghiên cứu trên mô hình tỷ lệ nhỏ trong máng sóng. Khả năng làm việc của mái đê trồng cỏ cần phải được nghiên cứu tại hiện trường. Máy xả sóng là một thiết bị có thể tạo ra (mô phỏng) lưỡi sóng tràn trên đỉnh đê thực tế, chi tiết có thể tham khảo Van der Meer và cộng sự (2006, 2007 and 2008). Với kinh nghiệm tích lũy trong quá trình nghiên cứu tại Hà Lan, thiết kế ban đầu đã được thay đổi và cải tiến để chế tạo chiếc Máy xả sóng thứ hai tại Việt Nam. Máy có thể chứa được 22 m3 nước và có khả năng mô phỏng lưu lượng sóng tràn trung bình lên tới 100 l/s/m.

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM

Một số dạng mái đê cỏ đã được kiểm tra với các cấp lưu lượng tràn trung bình tăng dần, mỗi giá trị này đại diện cho một cơn bão thực tế và kéo dài trong khoảng 4 giờ. 
Tại Đồ Sơn - Hải Phòng, phần mái đê trồng cỏ Vetiver có thể chịu được lưu lượng tràn trung bình lên tới 120 l/s/m và đê vẫn ổn định. 
Tại Hải Hậu – Nam Định, ba vị trí với đặc điểm và chất lượng mái đê cỏ khác nhau đã được kiểm tra độ bền với Máy xả sóng. Tại vị trí thứ nhất, mái đê được che phủ tốt bằng cỏ Gà có thể chịu được lưu lượng 70 l/s/m, các hư hỏng xuất hiện quanh vị trí chân đê. Trong khi đó, tại vị trí khác khi cỏ Gà được trồng kết hợp với cây Phi lao để bảo vệ mái thì khả năng chịu xói tương đối thấp, lưu lượng lớn nhất đạt 20 l/s/m.

Hiện nay, nghiên cứu đang tiếp tục được triển khai. Một phần kết quả thử nghiệm đã được giới thiệu tại Hội thảo quốc tế Kỹ thuật biển ICCE 2010 tại Thượng Hải, Trung Quốc.